Logo.jpg

Trang chủ»Kiến thức y khoa»Trào ngược dạ dày điều trị tại nhà như thế nào?

Trào ngược dạ dày điều trị tại nhà như thế nào?

 

Giới thiệu

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản diễn biến thầm lặng và kéo dài, tạo tâm lý chủ quan và đánh giá sai về bệnh. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, có thể gây tổn thương không hồi phục. Tìm hiểu dấu hiệu giúp thay đổi lối sống và điều trị sớm, giảm tổn thương và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Trào ngược dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là hiện tượng dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, gây tổn thương cơ quan liên quan như thực quản, thanh quản, và miệng. Trong điều kiện bình thường cơ vòng thực quản thường đóng kín để ngăn chặn sự trào ngược, nhưng khi bị trào ngược, quá trình này bị suy giảm.

Dấu hiệu trào ngược dạ dày

 - Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua: xuất hiện khi ăn no, khi đầy bụng khó tiêu, nằm ngủ, nhất là vào ban đêm.

 - Buồn nôn, nôn: có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào nhưng thường nặng nhất vào ban đêm do tư thế khi ngủ và khi hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh mẽ hơn.

 - Đau tức ngưc thượng vị: cảm giác bị đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra sau lưng và cánh tay.

 - Khó nuốt: Trào ngược dạ dày thực quản với tần suất lớn gây phù nề, sưng tấy, làm thu hẹp đường kính thực quản. Vì thế người bệnh có cảm giác khó nuốt, vướng ở cổ.

 - Ho, khản giọng: Do dây thanh quản bị tổn thương khi tiếp xúc với axit dạ dày. Người bệnh trào ngược dạ dày sẽ bị khản giọng do dây thanh phù nề, khó nói và lâu ngày thành ho do dịch viêm chảy xuống thanh phế quản.

 - Nhiệt miệng, tiết nhiều nước bọt: Miệng tiết nhiều nước bọt là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể ở vùng miệng nhằm trung hòa bớt lượng axit trào lên.

 

  

Đông Mộc Image Store

Ngoài các dấu hiệu trào ngược dạ dày trên, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác như khó tiêu, đầy bụng, hen suyễn viêm phổi,...

Nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày

Những nguyên nhân chính dẫn đến sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới: 

  • Tác dụng phụ của thuốc Tây: Holecystokinine, glucagon, aspirin, ibuprofen và các loại thuốc huyết áp...

  • Thói quen sinh hoạt dùng các chất kích thích và gây nghiện như: cafein, rượu, thuốc lá,...

  • Các bệnh lý: Tổn thương hệ thần kinh phó giao cảm thực quản, bệnh lý nhiễm trùng ở thực quản gây xơ, yếu cơ vòng thực quản hoặc các bệnh lý di truyền, thoát vị hoành...

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng dư thừa acid hay sự quá tải bên trong dạ dày:

  • Bệnh lý dạ dày: Rất nhiều bệnh lý dạ dày là nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản như viêm loét dạ dày, trợt niêm mạc dạ dày, ung thư dạ dày hay hẹp hang môn vị dạ dày...

  • Thói quen ăn uống: Ăn quá no, ăn nhiều thực phẩm khó tiêu ( nước có gas, đồ ăn nhanh, trứng, sữa,...)

Một số nguyên nhân khác dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản

  • Thừa cân béo phì gây tăng áp lực lên vùng bụng

  • Mang thai

  • Strees

Đông Mộc Image Store

Tác hại của bệnh trào ngược dạ dày

Dạ dày là nơi chứa đựng và tiêu hóa một phần thức ăn. Để làm được nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn dạ dày tiết ra một axit rất mạnh là axit hydrochloric HCl, axit này giúp hoạt hóa enzym pepsin- đóng vai trò chính trong việc tiêu hóa protein. Chính vì vậy mà bản thân dạ dày có một hàng rào rất kiên cố ngăn không cho các axit và các enzyme quay lại “ăn mòn” dạ dày. Tuy nhiên các cơ quan khác lại không có cơ chế bảo vệ này. Chính vì vậy khi tiếp xúc với dịch dạ dày, niêm mạc nhanh chóng bị tổn thương, ăn mòn, sau đó là phù nề, viêm nhiễm, xơ sẹo và dính, nặng hơn là ung thư.

Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản 

Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm loét dạ dày - tá tràng?

Những thức ăn người viêm loét dạ dày nên ăn: bao gồm các phương pháp thay đổi lối sống, thay đổi chế độ ăn, điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa và các thủ thuật khác.

Phương pháp không dùng thuốc luôn được các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân của mình. Một chế độ sinh hoạt hợp lý hay một chế độ ăn khoa học làm giảm đáng kể tần suất trào ngược dạ dày thực quản:

  • Ăn thành từng bữa nhỏ.

  • Lựa chọn các thực phẩm có tính kiềm, có khả năng trung hòa axit như thực phẩm từ tinh bột (bánh mì, bột yến mạch) hay đạm dễ tiêu.

  • Hạn chế thực phẩm kích thích tăng tiết axit hay kích thích cơ thắt dưới thực quản: hoa quả có hàm lượng axit cao (chanh, cam, dứa...) và ít các sản phẩm từ sữa.

  • Giảm sử dụng các thực phẩm giàu chất béo; thực phẩm chua cay.

  • Không hút thuốc, uống rượu bia, đồ uống có gas, không sử dụng các chất kích thích.

  • Giữ cân nặng hợp lý.

  • Bỏ thuốc lá ngay lập tức, điều này không chỉ giúp cho bạn cải thiện bệnh viêm dạ dày-tá tràng mà còn giúp bạn sẽ tránh khỏi nguy cơ mắc phải nhiều bệnh về phổi và các bệnh có liên quan tới đường hô hấp.Không nằm hoặc lao động ngay sau khi ăn.

  • Thư giãn, giảm strees.

Đông Mộc Image Store

Lời kết

Qua bài viết trên, nhà thuốc dongmoc.com hi vọng các bạn đã có được các kiến thức tổng thể về bệnh trào ngược dạ dày. Đồng thời cải thiện các thói quen không lành mạnh giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn đặc biệt là dạ dày của chúng ta.

 
ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG BÁO TỪ NHÀ THUỐC

Vui lòng để lại email để được cập nhật nhưng thông báo mới nhất của Nhà Thuốc

 
Đăng ký nhận tin
Email(*)
Trường bắt buộc

Gửi

Liên hệ

Nhà Thuốc Đông Mộc

Địa chỉ : Kim Nỗ, Đông Anh, Hà Nội
Hotline : 0866 968 294
Email : dongmoc369@gmail.com

iconchat2

zalo

Chat zalo

(7h00 - 22h00)

whatsapp

Whatsapp

(7h00 - 22h00)