Logo.jpg

Trang chủ»Kiến thức y khoa»Chữa bệnh viêm loét dạ dày

Chữa bệnh viêm loét dạ dày

Giới thiệu

Viêm loét dạ dày-tá tràng, bệnh lý phổ biến, nếu phát hiện sớm có thể chấm dứt hoàn toàn. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính, đối mặt với những thách thức đáng kể và nguy cơ biến chứng không đáng lạc quan.

Vậy bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng là gì? Những nguyên nhân cũng như cách điều trị bệnh thế nào? Bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn đọc tìm hiểu rõ về căn bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng.

Viêm loét dạ dày-tá tràng là bệnh gì?

Viêm loét dạ dày-tá tràng xảy ra khi lớp niêm mạc (màng lót bên trong cùng) của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày.Vết loét ở tá tràng chiếm 95%, vết loét ở dạ dày chiếm 60%, trong đó vết loét ở bờ cong nhỏ dạ dày chiếm 25% các trường hợp.

Nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng

Thuốc là, rượu bia và các đồ uống có cồn khác: Thuốc lá và đồ uống có cồn có thể gây hại cho dạ dày bằng cách kích thích tăng sản axit dạ dày, làm yếu niêm mạc dạ dày và tăng nguy cơ viêm loét. Hút thuốc lá còn làm giảm sự kiểm soát của đặc tính phòng vệ dạ dày, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét và các vấn đề sức khỏe khác trong hệ tiêu hóa.

Căng thẳng thần kinh - stress: Những người hay bị căng thẳng, lo lắng sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng, bởi các căng thẳng kéo dài có ảnh hưởng lớn đến quá trình bài tiết axit trong dạ dày.

Đông Mộc Image Store

Thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ: Việc sinh hoạt cá nhân không điều độ như thức khuya, bỏ bữa ăn sáng hay là việc ăn uống không đúng giờ giấc, thói quen ăn khuya, lười vận động... không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn là yếu tố thuận lợi dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng

Hai nguyên nhân chính gây loét dạ dày-tá tràng là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP) hay dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) thường dùng để trị đau khớp.

Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP): Đây là một trong những tác nhân chính gây ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sẽ chui vào trong lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày-tá tràng và tiết ra các độc tố làm mất chức năng của niêm mạc chống lại axít.

Thường xuyên sử dụng thuốc các loại thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm: Đây là nguyên nhân thứ hai sau nhiễm vi trùng Helicobacter pylori. Việc sử dụng lâu dài thuốc kháng viêm, giảm đau ở người lớn tuổi, làm ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin, là chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị sụt giảm, gây viêm loét dạ dày- tá tràng.

Dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng

Đau vùng bụng trên rốn (đau thượng vùng thượng vị): cơn đau thường sẽ xuất hiện vào lúc đói hoặc là lúc sau ăn khoảng 2 - 3 tiếng, có thể đau vào lúc nửa đêm về sáng, lan ra sau lưng. Cơn đau xuất hiện âm ỉ, đau tức bụng hoặc đau quặn từng cơn. Bạn nên hạn chế ăn những món ăn chua, cay... khi đang đói.

Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn: Cảm giác bị đầy bụng, khó tiêu là do dạ dày đã bị tổn thương, kéo theo hoạt động tiêu hóa chậm lại, khiến cho người bệnh thường cảm thấy chướng bụng, đầy hơi.

Mất ngủ, ngủ không ngon giấc: Mất ngủ hay giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn do bụng bị đầy hơi, bụng nặng cảm giác khó tiêu, hay do đau lúc bụng đói nửa về đêm sáng.

Ợ hơi, ợ chua, hoặc nóng rát thượng vị: Đa số bệnh nhân khi bị viêm loét dạ dày-tá tràng thường có các triệu chứng này. Ợ hơi, hoặc ợ chua là những dấu hiệu rất hay gặp phải ở những bệnh nhân bị bệnh trong thời kỳ đầu.

Rối loạn tiêu hóa: Người mắc viêm loét dạ dày-tá tràng thường trải qua triệu chứng tiêu chảy, táo bón, và sự biến động cân nặng do tiêu hóa không ổn định. Dù có nguy cơ sút cân, nhưng đau khi đói thường dẫn đến việc ăn nhiều, có thể gây tăng cân nhanh. Tuy nhiên, chỉ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác thông qua các thủ thuật chuyên khoa, xét nghiệm, và nội soi dạ dày-tá tràng tại bệnh viện, để bác sĩ có thể lập kế hoạch điều trị phù hợp.

Đông Mộc Image Store

Cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng

Đầu tiên là ngưng ngay thuốc kháng viêm không sreroid (NSAID) hay dùng các phác đồ tiệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori, nếu có. Hiện nay do việc đề kháng thuốc lan rộng của vi khuẩn nên phác đồ thường dùng là phác đồ 4 thuốc có Bismuth hoặc có Levofloxacin.

Khi chúng ta phát hiện ra những dấu hiệu hay triệu chứng nghi ngờ mình có khả năng bị viêm loét dạ dày, ngoài việc điều chỉnh và duy trì các chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ, hạn chế ăn các thức ăn có tính kích thích, người bệnh nên đến bệnh viện, phòng khám gần nhất để được chẩn đoán; đồng thời có các phương pháp, phác đồ điều trị bệnh thích hợp.

Hệ quả của bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng

Bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng nếu không được điều trị ngay sẽ trở thành mạn tính và khó có thể khỏi dứt điểm. Căn bệnh này có thể dẫn đến các biến chứng có ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng như:Thủng dạ dày - tá tràng, Xuất huyết tiêu hóa trên, Hẹp môn vị (gây hẹp lòng ruột ngay dưới dạ dày, làm cho thức ăn khó có thể đi qua đường tiêu hóa)...

Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm loét dạ dày - tá tràng?

Những thức ăn người viêm loét dạ dày nên ăn:

  • Sữa, trứng sẽ có tác dụng làm đệm trung hòa lượng axit có trong dạ dày. Sữa thì chúng ta nên uống sữa nóng; trứng nên ăn dưới dạng hấp hoặc là cho vào cháo, một tuần chỉ nên ăn từ 2-3 lần mỗi lần ăn khoảng 1-2 quả.

  • Các thực phẩm có chứa nhiều đạm dễ tiêu: thịt lợn nạc, cá nạc, đặc biệt chúng ta nên dùng dưới dạng chế biến là luộc, hấp, kho để dễ hấp thu.

  • Rau củ quả tươi: chọn các loại rau củ non, ưu tiên họ cải (cải bắp, củ cải, hoặc rau cải) vì rau họ này có chứa nhiều vitamin cho việc nhanh chóng liền các vết thương của đường tiêu hóa.

  • Các loại thức ăn có chứa tinh bột ít mùi vị và dễ tiêu như là cơm, bánh mì, hoặc là các loại cháo, khoai củ nấu, hoặc luộc chín kỹ.

  • Các loại dầu thực vật được chế biến từ các loại hạt như là dầu từ hạt hướng dương, dầu vừng, hay là dầu hạt cải, hoặc dầu đậu nành...

Những thức ăn, đồ uống không nên dùng khi viêm loét dạ dày-tá tràng:

  • Các loại thịt nguội đã chế biến sẵn như dăm bông, lạp sườn, xúc xích.

  • Những loại thức ăn cứng, dai như thịt nhiều gân, sụn, hay là rau có nhiều xơ (rau già, rau cần...) quả xanh sống...

  • Gia vị, dấm tỏi, tiêu ớt, hoặc các loại dưa cà muối, hành muối.

  • Các loại quả chua như chanh, cóc, xoài xanh, sấu ....

  • Các loại nước có gas. Chè, cà phê đậm đặc

  • Ngừng những loại nước uống có cồn như bia, rượu. Nếu chúng ta bỏ được thói quen này không chỉ tốt cho dạ dày mà còn tốt cho tim mạch và gan.

  • Bỏ thuốc lá ngay lập tức, điều này không chỉ giúp cho bạn cải thiện bệnh viêm dạ dày-tá tràng mà còn giúp bạn sẽ tránh khỏi nguy cơ mắc phải nhiều bệnh về phổi và các bệnh có liên quan tới đường hô hấp.

Đông Mộc Image Store

Cách phòng bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng?

  • Không uống nhiều hơn hai ly những loại đồ uống có cồn mỗi ngày.

  • Hạn chế sử dụng Ibuprofen, aspirin và naproxen (NSAID).

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc nước tránh nguy cơ nhiễm trùng.

  • Ăn các loại thực phẩm đã được nấu chín một cách hoàn toàn.

  • Duy trì và thực hiện một lối sống lành mạnh bằng việc bỏ hút thuốc lá và sử dụng một chế độ ăn uống bổ dưỡng và cân bằng giàu trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp cho chúng ta ngăn ngừa bệnh loét dạ dày-tá tràng và cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe của chính mình.

  • Ngừng những loại nước uống có cồn như bia, rượu. Nếu chúng ta bỏ được thói quen này không chỉ tốt cho dạ dày mà còn tốt cho tim mạch và gan.

  • Bỏ thuốc lá ngay lập tức, điều này không chỉ giúp cho bạn cải thiện bệnh viêm dạ dày-tá tràng mà còn giúp bạn sẽ tránh khỏi nguy cơ mắc phải nhiều bệnh về phổi và các bệnh có liên quan tới đường hô hấp.

Lời kết

Qua bài viết trên, nhà thuốc dongmoc.com hi vọng các bạn đã có được các kiến thức tổng thể về bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng. Đồng thời cải thiện các thói quen không lành mạnh giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn đặc biệt là dạ dày của chúng ta.

 
ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG BÁO TỪ NHÀ THUỐC

Vui lòng để lại email để được cập nhật nhưng thông báo mới nhất của Nhà Thuốc

 
Đăng ký nhận tin
Email(*)
Trường bắt buộc

Gửi

Liên hệ

Nhà Thuốc Đông Mộc

Địa chỉ : Kim Nỗ, Đông Anh, Hà Nội
Hotline : 0866 968 294
Email : dongmoc369@gmail.com

iconchat2

zalo

Chat zalo

(7h00 - 22h00)

whatsapp

Whatsapp

(7h00 - 22h00)