Logo.jpg

Trang chủ»Kiến thức y khoa»Viêm phế quản - Chuẩn đoán và điều trị bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản - Chuẩn đoán và điều trị bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản là gì

Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản. Khi bị mắc viêm phế quản, người bệnh thường ho, khạc đờm. Hiện nay, tỷ lệ người mắc phải căn bệnh viêm phế quản đang ngày một gia tăng, đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi là những đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc bệnh.

viêm phế quản

 

Phân loại bệnh viêm phế quản

Có hai loại viêm phế quản, bao gồm viêm phế quản cấp tính và mãn tính:

  • Viêm phế quản cấp: Là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của niêm mạc phế quản ở ngưởi trước đó không có tổn thương, thường do vi khuẩn, vi- rút hoặc cả hai.

  • Viêm phế quản mãn tính: Khi chuyển sang giai đoạn mãn tính, nó sẽ kích thích liên tục các ống phế quản, đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Tình trạng này có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí là nhiều năm. Viêm phế quản mãn tính có cấp độ nghiêm trọng hơn nhiều so với viêm phế quản cấp tính.

Triệu chứng, biểu hiện bệnh viêm phế quản

Các triệu chứng của bệnh viêm phế quản thường xảy ra thường xuyên như sau:

  • Ho thường xuyên

  • Tức ngực

  • Có đờm màu vàng xám, xanh đục, trắng, có máu.

  • Thở khò khè, khó thở

  • Sốt nhẹ, ớn lạnh

  • Cở thể mệt mỏi, uể oải

triệu chứng viêm xoang

Nguyên nhân mắc bệnh viêm phế quản

Nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm phế quản cấp tính thường là do vi- rút, bệnh còn có thể xảy ra do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc tiếp xúc nhiều với các chất gây kích thích phổi, ví dụ như khói thuốc, bụi, ô nhiễm không khí.

Viêm phế quản mãn tính thường do sự lặp lại của viêm niêm mạc phế quản trong thời gian dài. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải viêm phế quản mãn tính là những người thường xuyên phải tiếp xúc với các chất kích thích phổi do nghề nghiệp (như công nhân xây dựng, thợ mỏ than, công nhân kim loại,..), và những người nghiện hút thuốc lá. Mức độ ô nhiễm không khí cũng là một trong những yếu tố góp phần phát triển bệnh.

  • 90% là do virus, vi khuẩn.

  • 10% là do nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản

  • Khói thuốc lá: đây được coi là yếu tố hàng đầu làm phát triển bệnh. Những người thường xuyên hút thuốc lá hoặc sống chung trong môi trường khói thuốc cũng có nguy cơ cao mắc viêm phế quản cấp tính hoặc mãn tính.

  • Sức đề kháng kém: khi cơ thể bị mắc phải một căn bệnh cấp tính khác, ví dụ như cảm lạnh hoặc một tình trạng mãn tính làm tổn thương đến hệ miễn dịch cũng rất dễ bị viêm phế quản. Những đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng là người lớn tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

  • Tiếp xúc với các chất kích thích trong công việc: nếu bạn thường xuyên làm việc trong một môi trường chứa các chất kích thích phổi, khả năng cao bạn sẽ bị mắc viêm phế quản. Chẳng hạn như dệt may, cơ khí hoặc tiếp xúc với hóa chất hoặc khói.

Các phương pháp điều trị bệnh viêm phế quản

Đối với các trường hợp viêm phế quản cấp tính, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc giúp giảm các triệu chứng, bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Mặc dù thuốc kháng sinh là loại thuốc mạnh để điều trị nhiễm khuẩn, nhưng viêm phế quản cấp tính thường gây ra do vi rút, vì vậy nó không có khả năng điều trị bệnh này. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn có thể chỉ định tùy tình trạng của từng bệnh nhân.

  • Thuốc ho: Nếu bạn bị ho quá nhiều sẽ khiến cho cổ họng và phế quản bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu cơn ho khiến bạn không thể ngủ được, bạn cần phải sử dụng tới thuốc giảm ho.

  • Một số loại thuốc khác: Nếu bạn bị dị ứng, hen suyễn hoặc mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bác sĩ có thể chỉ định một ống thuốc hít hoặc các loại thuốc khác để giúp giảm viêm và làm giãn các phế quản.

Nếu bị viêm phế quản mãn tính, bạn nên tiến hành phục hồi chức năng. Liệu pháp này giúp bạn thiết kế một chương trình tập thể dục giúp bạn điều hòa hơi thở, giảm các triệu chứng do viêm phế quản gây ra và tăng cường sức khỏe.

Các phương pháp chuẩn đoán bệnh viêm phế quản

Có thể chẩn đoán được viêm phế quản cấp tính thông qua việc xem xét mức độ phát triển của các triệu chứng và khám sức khỏe. Bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe để nghe âm thanh thở của người bệnh, từ đó có thể phát hiện ra các âm thanh bất thường khác ở trong phổi.

Ngoài ra, các xét nghiệm khác cũng được thực hiện để chẩn đoán bệnh bao gồm:

  • Chụp X-quang phổi.

  • Đo phế dung: đây là một bài kiểm tra đánh giá chức năng phổi của bạn. Nó đo lượng không khí mà phổi có thể giữ được và kiểm tra tốc độ đẩy không khí ra khỏi phổi. Xét nghiệm này cũng giúp bác sĩ xác định bệnh hen suyễn hoặc một số vấn đề về hô hấp khác.

  • Xét nghiệm đờm: xác định xem có sự xuất hiện của vi khuẩn hoặc có bị nhiễm vi rút trong đờm không.

  • Xét nghiệm máu: gợi ý nhiễm trùng nếu bạch cầu tăng, gợi ý virus nếu bạch cầu không tăng, xem xét các yếu tố viêm và các chỉ điểm quan trọng khác.

 

chuẩn đoán viêm phế quản

Cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản

Để giúp giảm nguy cơ và phòng ngừa bệnh viêm phế quản, bạn có thể thực hiện theo các cách sau:

  • Đeo khẩu trang y tế: Nếu bị COPD, bạn nên đeo khẩu trang tại nơi làm việc nếu phải tiếp xúc với khói, bụi hoặc khi ở nơi đông người.

  • Tránh tiếp xúc với những người bị cảm lạnh hoặc cúm nếu bạn đang có vấn đề về sức khỏe

  • Rửa tay với nước rửa tay thường xuyên để giảm nguy cơ mắc bệnh

  • Tiêm chủng hàng năm giúp bảo vệ sức khỏe cũng như tránh bị cảm cúm và bảo vệ chống lại một số loại viêm phổi

  • Uống nhiều nước

  • Tránh xa khói thuốc lá

Lời kết

Thông thường, triệu chứng của viêm phế quản cấp tính sẽ biến mất trong khoảng 1 đến 2 tuần mà không cần dùng kháng sinh. Sự cải thiện có thể thấy rõ chỉ sau vài ngày, dù ho khan có thể tiếp tục trong tới một tháng. Việc uống đủ nước ấm và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh có thể thúc đẩy quá trình phục hồi. Đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ cho tới khi bạn hoàn toàn hồi phục là quan trọng. Ngoài ra, việc sử dụng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, giãn phế quản, và thuốc giảm ho, làm long đờm có thể hỗ trợ giảm triệu chứng. Trong trường hợp triệu chứng không thuyên giảm hoặc viêm phế quản tái phát thường xuyên, hãy liên hệ với bác sĩ để nhận lời khuyên và điều trị phù hợp.

 
ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG BÁO TỪ NHÀ THUỐC

Vui lòng để lại email để được cập nhật nhưng thông báo mới nhất của Nhà Thuốc

 
Đăng ký nhận tin
Email(*)
Trường bắt buộc

Gửi

Liên hệ

Nhà Thuốc Đông Mộc

Địa chỉ : Kim Nỗ, Đông Anh, Hà Nội
Hotline : 0866 968 294
Email : dongmoc369@gmail.com

iconchat2

zalo

Chat zalo

(7h00 - 22h00)

whatsapp

Whatsapp

(7h00 - 22h00)