Tình trạng đau dạ dày
Đau dạ dày, thường do viêm loét niêm mạc hoặc tăng tiết axit dạ dày, có thể gây ra bởi vi khuẩn Helicobacter Pylori, sử dụng thuốc NSAID dài hạn, hoặc kháng sinh. Các thói quen ăn uống không lành mạnh như ăn không đúng giờ, nhịn đói, hoặc lạm dụng rượu và thuốc lá cũng góp phần gây bệnh. Triệu chứng bao gồm ợ chua, buồn nôn, đầy hơi, và đau thượng vị.
Các loại thuốc giảm đau dạ dày
a, Thuốc chung hòa axid dạ dày
Đây là loại thuốc trung hòa acid dạ dày không kê đơn giúp giảm đau dạ dày nhanh chóng và khắc phục các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, khó tiêu và đau dạ dày. Hãy uống thuốc ngay khi bạn cảm thấy đau vùng thượng vị hoặc sau khi kết thúc bữa ăn. Để tránh tương tác với các loại thuốc khác, hãy uống thuốc cách xa ít nhất 2 giờ. Tuy nhiên, lưu ý rằng loại thuốc này không loại bỏ vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày tá tràng.
b, Thuốc kháng thụ thể H2
Nhóm thuốc kháng thụ thể H2 ngăn cản sự bài tiết acid dạ dày và giúp làm lành tổn thương niêm mạc dạ dày tá tràng. Tên một số loại thuốc này là Nizatidine, Famotidine, Ranitidine, Cimetidine.
Tuy nhiên, chúng ít được sử dụng do hiệu quả thấp hơn so với nhóm thuốc khác. Thuốc này cần dùng nhiều lần trong ngày theo chỉ định của bác sĩ.
Loại thuốc Cimetidine có tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn và tác dụng phụ khác. Các loại thuốc thế hệ mới đã cải thiện tác dụng phụ và hiệu quả trong giảm đau dạ dày.
c, Thuốc ức chế bơm proton (PPIs)
Các thuốc ức chế bơm proton phổ biến gồm Omeprazole, Dexlansoprazole, Rabeprazole, Esomeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole. Chúng giảm tiết acid dạ dày và có dạng viên nang hoặc biên nén, không được nghiền nát. Dùng trước bữa ăn trong vòng 30 phút để tác dụng tốt hơn đối với triệu chứng đau dạ dày.
d, Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Nhóm thuốc này tạo màng bảo vệ dạ dày khỏi tác động của yếu tố khác. 2 loại phổ biến là Bismuth và Sucralfate. Sucralfate đặc biệt hiệu quả cho việc điều trị trào ngược dạ dày, viêm dạ dày, viêm ruột phóng xạ, và ngăn ngừa viêm loét dạ dày do căng thẳng. Uống chúng khoảng 30 phút trước bữa ăn để có hiệu quả tốt hơn.
Thuốc điều trị dạ dày thường được sử dụng
a, Thuốc dạ dày Yumangel
Yumangel là sản phẩm chữa đau dạ dày, còn được gọi là thuốc dạ dày hình chữ Y, hiện có hai loại trên thị trường: Yumangel (xanh lá, 1g almagate) và Yumangel F (xanh dương, 1,5g almagate). Almagate chứa magie hydroxit và nhôm hydroxit, có khả năng kháng axit mạnh và bảo vệ niêm mạc dạ dày và thực quản.
b, Thuốc Gaviscon
Gaviscon là sản phẩm được sử dụng để điều trị các vấn đề liên quan đến dạ dày như trào ngược dạ dày, viêm loét tại các vị trí khác nhau của dạ dày, và viêm dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP. Gaviscon nhanh chóng giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày - thực quản như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng và khó tiêu, đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp nhanh chóng phục hồi sức kháng của niêm mạc dạ dày.
c, Thuốc dạ dày thảo dược Nhất Nhất
Thuốc chữa đau dạ dày Nhất Nhất là sản phẩm được chế tạo từ các dược liệu như bán hạ, chè dây, can khương, hương phụ, khương hoàng, mộc hương, trần bì. Sản phẩm này giúp giảm các triệu chứng chướng bụng, chống nôn, và cải thiện tình trạng đau dạ dày như ợ nóng, ợ chua, đau rát thượng vị, và đau bụng. Các hoạt chất trong dược liệu này cũng có khả năng kháng viêm, giúp làm lành vết loét dạ dày, tiêu diệt vi khuẩn HP và hỗ trợ phục hồi chức năng của dạ dày.
d, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạ dày CumarGold New
CumarGold điều trị các triệu chứng của viêm loét dạ dày - tá tràng. Hỗ trợ làm lành những tổn thương do viêm loét gây ra và cải thiện chức năng tiêu hóa.
Điều trị dạ dày bằng các bài thuốc dân gian
-
Sử dụng nghệ và mật ong: Bạn có thể dùng tinh bột nghệ hoặc nghệ tươi pha cùng nước mật ong để uống hàng ngày. Hoặc dùng theo hình thức trộn mật ong với tinh bột nghệ, vo thành viên tinh bột và bảo quản trong lọ thủy tinh, mỗi ngày ăn 3 viên trong 7 - 10 ngày sẽ giúp cải thiện đáng kể triệu chứng đau dạ dày. Trong trường hợp bị đau dạ dày nặng thì nên uống trong vòng 30 - 40 ngày liên tục cho đến khi đỡ hẳn.
-
Sử dụng nha đam sẽ giúp kháng viêm: Bạn có thể lấy một nhánh nha đam tươi, rửa sạch, gọt vỏ và nạo gel. Sau đó ép phần gel này để chắt nước uống. Ngoài ra còn một cách làm khác đó là cắt nha đam thành dạng hạt lựu, nấu chung số nha đam này với đường phèn và chia ra để ăn khoảng 3 - 4 lần/ngày.
- Giải quyết cơn đau dạ dày bằng gừng: Bạn có thể áp dụng công thức: cạo sạch vỏ một củ gừng tươi, xay nhuyễn gừng và nấu cùng 200ml nước trong vòng 5 phút. Sau đó lọc bã, lấy nước và cho thêm 2 thìa mật ong vào nước gừng. Có thể uống vào buổi sáng, 30 phút sau bữa ăn.
Tuy gừng là nguyên liệu phù hợp với những trường hợp đang bị đau dạ dày nhưng lại không dành cho người bị xuất huyết dạ dày, ví dụ như đi tiêu phân đen hay nôn ra máu vì có thể làm nghiêm trọng hơn tình trạng chảy máu.
Lời kết
Bài viết này đã cung cấp danh sách các loại thuốc giảm đau dạ dày hiệu quả và cách sử dụng các bài thuốc dân gian để cải thiện tình trạng đau dạ dày. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, quý vị nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Nếu tình trạng đau dạ dày trở nên nghiêm trọng, quý vị nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và tìm phương án điều trị hiệu quả và phù hợp nhất.